Cập nhật vào 30/03
Muốn học tốt Toán, lý, hóa học sinh trước tiên phải nhớ các kiến thức lý thuyết trọng tâm để áp dụng giải bài tập. Cách ghi nhớ tốt kiến thức lý thuyết các môn học này sẽ được chia sẻ trong bài viết.
Khác với những môn thi khối C (Văn học, Lịch sử, Địa lý) chỉ cần ghi nhớ kiến thức và truyền tải chúng một cách chính xác vào trong bài thi thì các môn thi khối A (Toán học, Vật lý và Hóa học), ngoài việc ghi nhớ những phần lí thuyết, các công thức tính toán thì còn cần vận dụng, phân tích đề bài để tìm ra hướng giải bài đúng đắn, tìm được con số chính xác. Chính vì vậy, những em học sinh theo đuổi các môn Toán, Lý, Hóa cần tìm được phương pháp học tập phù hợp, ghi nhớ tốt lý thuyết của con môn này trước khi tiến hành làm bài tập vận dụng.
1. Học bài ngay trên lớp
Bí quyết đầu tiên để các em học sinh nắm vững lý thuyết các môn khoa học tự nhiên đó là học bài ngay trên lớp. Các em nên tập trung tư tưởng, lắng nghe bài giảng của giáo viên để tiếp nhận các bài học mới và ghi nhớ chúng ngay khi học trên lớp. Về nhà, các em có thể xem lại và ôn tập để có thể củng cố những phần kiến thức này mà không mất thời gian.

2. Tạo không gian học sạch sẽ, yên tĩnh
Tạo không gian học là bước đầu tiên mà các bạn cần làm để bắt đầu vào việc học thuộc lòng lý thuyết nhanh nhất.
Một không gian lý tưởng cho việc học tập chính là một nơi yên tĩnh, thoáng và rộng rãi thì càng tốt. Nhưng không nhất thiết là phải chọn nơi quá im lặng, vì sẽ khiến các bạn nhanh cảm thấy buồn ngủ. Môi trường tốt sẽ làm các em dễ học hơn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải sắp xếp gọn gàng nơi học tập của mình. Điều này sẽ tạo cảm hứng học tập tốt hơn. Học bài nhanh thuộc hơn
Hãy thử tưởng tượng nếu đứng trước một bàn học ngăn nắp, sạch sẽ có đủ ánh sáng và một nơi học tập lộn xộn, bàn học không còn khoảng trống thì bạn sẽ chọn nơi nào?
Góc học tập gọn gàng sẽ giúp chúng ta tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đồng thời sách vở, tài liệu được sắp xếp ngay ngắn sẽ dễ tìm khi cần thiết.
Nếu thấy bàn học của mình quá đơn điệu, chỉ toàn sách vở thì các em có thể để vào đó một lọ hoa nhỏ, khung ảnh, bất cứ những gì em thích… Cách này sẽ làm không gian học tập thêm sinh động và gần gũi hơn.
3. Làm các bài vận dụng lí thuyết
Vì đây là những môn học vận dụng, tỉ lệ lý thuyết chiếm một phần tương đối nhỏ nên để nhớ các lí thuyết này không mang tính chất học thuộc thì các em nên làm các bài tập vận dụng để ghi nhớ, hiểu hơn về bài học. Sau nhiều lần làm bài từ mức độ dễ đến khó, các em sẽ ghi nhớ các kiến thức này một cách sâu sắc mà không cần phải ngồi “tụng kinh” để cố ghi nhớ chúng.

Tham khảo thêm: Những môn học nào ở cấp 2 cần thuê gia sư nhất?
4. Hệ thống hóa lý thuyết ra giấy
Theo các nhà nghiên cứu, trí não của con người sẽ xuất hiện những nếp nhăn khi chúng ta tiếp thu thêm các thông tin mới, kiến thức mới nhưng sau một thời gian, nếu như những thông tin đó không được củng cố sẽ bị lãng quên, những nếp nhăn bị mờ dần, nhường chỗ cho những kiến thức sau này. Chính vì vậy, khi học lí thuyết các môn Toán, Lý, Hóa, các em cũng cần củng cố lại kiến thức sau 1 thời gian nhất định.
Không nhất thiết phải cần quyển sách là ngồi học thuộc lòng, các em có thể viết chúng ra giấy bằng những sơ đồ tư duy. Đây được coi là một trong những phương pháp học tập hiệu quả, giúp các em thống kê lại kiến thức mình đã được học cũng như có thể dễ dàng xem lại chúng khi cần thiết.
Nếu bạn đang cân nhắc phương án chọn gia sư tại nhà cho con, hãy tham khảo bài viết Nên chọn gia sư là giáo viên hay sinh viên cho học sinh lớp 9?
5. So sánh các phần kiến thức liên quan
Sau khi đã thống kê được các kiến thức mà mình đã học, các em học sinh có thể so sánh, phân tích mối tương quan giữa các phần kiến thức với nhau để tìm ra những đặc điểm giống và khác nhau, từ đó hiểu hơn về nội dung bài học.
Mặc dù các phần được chia thành các chương, các bài nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, những bài trước sẽ là cơ sở, tiền đề cho những bài học sau đó. Chính vì vậy, khi rút ra được mối tương quan giữa chúng, các em có thể tự xây dựng cho mình những phần kiến thức quan trọng, cách ghi nhớ phù hợp với bản thân mà không cần phải dựa vào sách vở.

6. Viết lại nhiều lần
Với những định luật, định lý, khái niệm, đòi hỏi các em học sinh phải ghi nhớ chuẩn xác từng câu, từng chữ. Tuy nhiên, nếu chỉ cần quyển sách và học thuộc chúng thì sẽ giống như những “con vẹt” không hiểu bản chất mà chỉ nói mồm.
Vì vậy, thay vì việc cần những quyển sách và đọc, các em học sinh nên ghi nhớ những từ cơ bản, hiểu được tính chất vấn đề sau đó ghi những điều mình nhớ ra giấy, đối chiếu với sách giáo khoa và điều chỉnh dần những lỗi sai. Như vậy, các em đã kết hợp được cả mắt, tay, trí não vào trong việc ghi nhớ, chắc chắc các kiến thức này sẽ được lưu giữ lâu hơn đồng thời hiểu được bản chất so với việc chỉ ngồi học thuộc.
Rất mong rằng những chia sẽ về phương pháp ghi nhớ lí thuyết các môn Toán, Lý, Hóa trên đây sẽ là những gợi ý hữu ích để giúp các em học tập tốt hơn, vận dụng một cách hiệu quả những lí thuyết này vào trong các bài tập cũng như đạt được số điểm tuyệt đối ở những bài tập lí thuyết. Chúc các em thành công!
Đối với những học sinh lớp 12 cuối cấp thì việc học tốt các bộ môn này để chuẩn bị thi tốt nghiệp, đại học đạt điểm cao là hết sức quan trọng, giúp các em có thể bước chân vào môi trường đại học mơ ước. Nếu các em đang gặp khó khăn trong việc ôn luyện thì có thể nhờ sự trợ giúp của gia sư, hãy tham khảo https://giasuviet.com.vn/gia-su-thpt/gia-su-lop-12